Xã hội
ChIndia: Thời của Trung Quốc hay Ấn Độ?

VEF - Con đường kinh tế của quốc gia nào, Trung Quốc hay Ấn Độ, chủ nghĩa tư bản nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân - sẽ bền vững? Xã hội nào sẽ tồn tại tốt hơn? Quốc gia nào có ý thức mạnh mẽ hơn về số phận của mình? Cả thế giới đều muốn biết câu trả lời.


Bài bình luận của Time về những nét tương đồng và khác biệt của hai nền kinh tế đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả.

Hai đầu tầu khi kinh tế thế giới gặp sự cố

Tôi vừa xem bộ phim bom tấm của Ấn Độ với tiêu đề "3 kẻ ngốc" tại một địa điểm không bình thường: một rạp chiếu phim tại Hồng Kông. Rất hiếm khi có một bộ phim của Bollywood được công chiếu tại đây, bởi nó thường không thu hút khán giả địa phương. Tuy nhiên, 80% chỗ ngồi đã được lấp kín, hầu hết là người Trung Quốc với đủ mọi lứa tuổi.

Một vài người chỉ nhìn ra bề nổi của bộ phim: sự khờ dại và những trò hề của sinh viên Ấn Độ. Nhưng phần lớn đều nhận ra ý nghĩa ẩn sâu bên trong nó: sự giải thoát khỏi những trói buộc của xã hội. Trong khi "3 kẻ ngốc" trở thành một con quái vật tại các phòng vé, thì 1911, bộ phim kể lại sự kiện tại Trung Quốc với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Jackie Chan, lại không được quan tâm. Tỉ số: 1-0 cho Ấn Độ.

Việc trình chiếu bộ phim Ấn Độ "3 kẻ ngốc" tới khán giá Trung Quốc không thể làm giảm những rào cản văn hóa giữa 2 quốc gia. Nhưng nó đã lan truyền một ý thức rằng người dân Trung Quốc và Ấn Độ đang cùng nhau chia sẻ một vị trí đặc biệt trong thế giới ngày nay - một đầu tàu nối đuôi nhau kéo nền kinh tế trong khi các đầu tàu khác đang gặp sự cố.

Bạn chắc hẳn đã từng nghe thấy những tiếng vang về sự tăng trưởng thần kỳ, những người tiêu dùng giàu có hơn, những ảnh hưởng về địa lý và chính trị - và hàng loạt sự kiến lớn được tổ chức như Thế vận hội mùa hè năm 2008 tại Bắc Kinh và "Incredible India" tổ chức tại Davos. "Sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ", chuyên đề được viết bởi Robyn Meredith trong cuốn sách "Voi và rồng", "đã gây ra những thay đổi về kinh tế và chính trị thế giới ngay trước mắt chúng ta". Chính trị gia người Ấn Độ Jairam Ramesh đã tổng kết những điều này và đưa ra một từ mới: ChIndia.

Trong khi nền kinh tế phương Tây đang quay cuồng, thế giới đang đặc biệt chú ý tới Trung Quốc và Ấn Độ và coi đó như những vị cứu tinh. Liên minh châu Âu thậm chí còn phải cầu cứu Bắc Kinh giúp đỡ cho quỹ cứu trợ khu vực đồng tiền chung euro.

Nhưng đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Có sự đối lập giữa Trung Quốc và Ấn Độ, một sự pha trộn giữa hiện thực và những điều kỳ bí, tồn tại trong lòng từng quốc gia cũng như trong mối quan hệ giữa 2 nước này. Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ theo hơi hướng Ả Rập. Hai gã khổng lồ này dường như là đổi thủ nhiều hơn là đối tác.

Bất chấp những thành tựu đạt được, hai quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn. Và dù chiếm tới 40% dân số thế giới, hai quốc gia này vẫn sống trong một thế giới tách biệt. Pallavi Aiyar, một nhà báo Ấn Độ viết trong cuốn sách của mình, mang tiêu đề "Smoke and Mirror" đã nhận xét Trung Quốc với Ấn Độ là: Một kinh nghiệm của Trung Quốc, đó là "phần lớn các văn hóa không thể trao đổi được với nhau".

ChIndia: Đối tác hay đối thủ?

Hồng Kông không phải là mô hình thu nhỏ của ChIndia, nhưng nó phản ánh những gì Trung Quốc và Ấn Độ đang thay đổi, nên nó có tính khuôn mẫu đặc trưng.

Trong cuốn sách của mình, Mederith đã trích dẫn lời của ông trùm Ấn Độ Ratan Tata rằng: "Trung Quốc là nhà máy của thế giới, còn Ấn Độ có thể trở thành trung tâm kiến thức của khu vực này...

Nếu chúng ta định hướng lại bản thân và làm việc cùng nhau, chúng ta có thể tập hợn được một lực lượng đáng gờm của hai quốc gia". Đó là tham vọng - nhưng không thực tế. Trung Quốc và Ấn Độ đã từng là hai quốc gia thân thiết - khi đạo Phật được truyền bá cách đây khoảng 2.000 năm. Sau đó, nhà sư Bồ Đề Đạt Ma của Ấn Độ đã tới Trung Quốc và truyền bá thông điệp của đức Phật. Tiếp theo là việc nhà sư Huyền Trang hành hương về phía Tây để thỉnh kinh, và chuyến thám hiểm vĩ đại của đô đốc Trịnh Hòa. Đó là quãng thời gian khám phá lẫn nhau của 2 quốc gia.

Vào thế kỷ 17, Trung Quốc và các tiểu lục địa là trung tâm giao thương của thế giới. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc và Ấn Độ đã bị cô lập trong thế giới riêng của chủ nghĩa phong kiến và thực dân - một triều đại phong kiến mục nát ở Trung Quốc, thời kỳ thực dân Anh chiếm Ấn Độ - tiếp theo là hàng thập kỷ của những cuộc cách mạng nối tiếp nhau và vươn lên của chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ hiện đại giữa hai quốc gia hiện đã chuyển sang sự ngờ vực - và các cuộc chiến tranh biên giới diễn ra thường xuyên.

Hiện tại, mối quan hệ giữa hai nước đã tỏ ra thân thiện hơn, nhưng căng thẳng vẫn chưa bao giờ ngừng lại. Ngay cả khi chính phủ hai nước tuyên bố về hòa bình và thịnh vượng, Trung Quốc đang thiết lập một "chuỗi ngọc trai" trên biển Ấn Độ Dương khiến New Delhi lo ngại. Còn việc Ấn Độ tiến hành thăm dầu khí tại biển Đông lại khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận.

Nếu mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa những quốc gia được thiết lập, nó sẽ giảm bớt xung đột. Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Trung Quốc chỉ đầu từ vào Ấn Độ khoảng 0,05% tổng số tài sản của mình, trong khi vốn FDI của Ấn Độ tại Trung Quốc quá thấp, đến mức hầu như không xuất hiện trên các bảng xếp hạng. Thương mại song phương hiện đang phát triển (đặc biệt là xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ), nhưng nó mới chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Nếu bỏ qua kích thước và tầm ảnh hưởng của mình, Trung Quốc và Ấn Độ gần như không có mối quan hệ nào với nhau. Đáng ngạc nhiên hơn, chỉ một vài thành phố của 2 quốc gia này có đường bay trực tiếp với nhau.

Có thể coi Ấn Độ là một chú voi hiền lành, cònTrung Quốc thì ngược lại, một con rồng hung hăng hơn là một chú gấu trúc dễ thương.

Đóng cửa bảo nhau trước khi giải cứu thế giới

Trước khi tham gia giải cứu thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ cần phải giải quyết các vấn đề của nền kinh tế và xã hội trong nội tại quốc gia mình. Hiện cả nền kinh tế và xã hội của hai quốc gia này đều đang bị bủa vây bởi những tin tức ảm đạm.

Tăng trưởng đang chậm lại, cho dù đối với Trung Quốc thì nó sẽ làm dịu bớt nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng. Tại cả hai quốc gia, xuất khẩu đang giảm, lạm phát ở mức cao, khoảng cách thu nhập ngày càng nới rộng, sự bất công như việc tịch thu đất đai đang làm dấy lên những cuộc biểu tình.

Cả hai đang đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, nhưng hàng triệu người khác - thanh niên, công nhân, nông dân - vẫn bị thiệt thòi và tuyệt vọng trong cuộc sống của mình. Trong khi Trung Quốc gạt bỏ các nguyên tắc, Ấn Độ lại có quá nhiều nguyên tắc phải tuân theo. Thêm vào đó là những khoản nợ xấu và bong bóng bất động sản vẫn tồn tại ở các quốc gia này.

Ít nhất thì Ấn Độ cũng có thể dựa vào một hình ảnh tốt hơn so với Trung Quốc trên thế giới. Phương Tây thường nhìn vấn đề thông qua một lăng kính theo ý thức hệ. India là Gandhi, yoga, ăn - cầu nguyện - và yêu.

Có thể coi Ấn Độ là một chú voi hiền lành, một nước xuất khẩu hàng hóa nhưng không cạnh tranh bằng hàng giá thấp và thiếu công bằng. Trung Quốc thì ngược lại, một con rồng hung hăng hơn là một chú gấu trúc dễ thương.

Có hai lý do tạo nên quan điểm này: Lịch sử và những tuyên bố của Trung Quốc không gây thiện cảm cho phương Tây, và giúp Ấn Độ thoát khỏi tình trạng bị phương Tây nhìn với quan điểm tương tự. Ngoài ra, Ấn Độ thì theo nền dân chủ còn Trung Quốc là chế độ độc tài.

Tuy nhiên, sự thật rằng Ấn Độ không dân chủ như nó đáng ra phải làm được. Các cơ quan Ấn Độ được tổ chức yếu kém, lạm dụng quyền con người, và có thể dùng tiền bạc và quyền lực để tránh mọi sự trừng phạt. "Người nghèo Ấn Độ có quyền bỏ phiếu, nhưng không có nghĩa là họ có một tiếng nói công bằng", Aiyar viết.

Con đường kinh tế của quốc gia nào, Trung Quốc hay Ấn Độ - hay chủ nghĩa tư bản nhà nước so với doanh nghiệp tư nhân - sẽ bền vững? Xã hội nào sẽ tồn tại tốt hơn? Quốc gia nào có ý thức mạnh mẽ hơn về số phận của mình? Cả thế giới đều muốn biết câu trả lời. Nó không dễ dàng để xác định, nhưng kẻ chiến thắng có thể sẽ là quốc gia cung cấp công lý và giá trị cho đông đảo người dân nhất. Và về điểm này, tỉ số là Trung Quốc - 0, Ấn Độ - 0.